Theo Báo Dân Trí: Chiều 2/5, Bộ Tư pháp công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với hiện nay.
Theo dự thảo nghị quyết vừa được Bộ Tư pháp công bố, Chính phủ đề xuất cho phép Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm 6 tháng. Cụ thể: Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/07/2024, mang đến nhiều chính sách mới nhằm tăng cường quản lý thị trường bất động sản, trong đó có việc cấm phân lô bán nền. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc siết chặt này có thể khiến “sốt đất” tái diễn. Bài viết này sẽ cùng Esy House phân tích vấn đề này dưới góc nhìn chuyên môn. Tác động của Luật đến thị trường bất động sản ra sao? Liệu “sốt đất” có tái diễn khi siết chặt phân lô bán nền? Hãy cùng Esy House khám phá câu trả lời trong bài viết này!
Chính sách mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) khiến nhiều người quan tâm
Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 01/07/2024, mang đến nhiều quy định mới nhằm tăng cường quản lý thị trường bất động sản, trong đó có việc hạn chế phân lô bán nền. Điểm đáng chú ý là Luật cấm chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong phạm vi:
Phường, quận, thành phố thuộc các khu đô thị loại I, II, III.
Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai 2024.
Trong các trường hợp còn lại, việc được ủy thác chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải căn cứ vào từng điều kiện của địa phương và sự xác nhận để các chủ đầu tư được quyền chuyển nhượng.
Quy định này nhằm mục đích:
Hạn chế tình trạng “sốt đất” do đầu cơ, thao túng giá cả.
Kiểm soát quy hoạch đô thị, đảm bảo phát triển đô thị theo hướng bền vững.
Bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, tránh trường hợp mua phải đất nền không đảm bảo điều kiện xây dựng hoặc tranh chấp về pháp lý.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia trong ngành bất động sản, việc ban hành bộ luật này sẽ làm cho thị trường sẽ tiếp tục với khó khăn, một số tranh cãi sẽ diễn ra như:
Ảnh hưởng đến quyền lợi của những người có nhu cầu tự xây dựng nhà ở trên đất của họ.
Có thể làm giảm nguồn cung nhà ở giá rẻ trên thị trường.
Người dân hoang mang vì không thể giá thị trường đất nền sẽ biến động lên xuống khó đoán.
Giảm nguồn cung đất nền: Việc cấm phân lô bán nền khiến cho nguồn cung đất nền trên thị trường giảm đi đáng kể, đặc biệt là tại các khu vực đô thị. Điều này dẫn đến tình trạng giá đất nền có thể tăng cao, gây khó khăn cho người dân có nhu cầu mua đất để xây dựng nhà ở.
Hạn chế lựa chọn: Người dân có nhu cầu mua đất để xây dựng nhà ở sẽ có ít lựa chọn hơn, đặc biệt là về vị trí, giá cả và diện tích.
Thị trường bất động sản có thể bị ảnh hưởng lớn
Số lượng đất nền sẽ bị suy giảm trong thời gian tới do tác động từ bộ luật Kinh doanh Bất Động Sản (sửa đổi), việc này có thể kéo theo việc bị “thổi” giá đất nền lên cao. Nguyên nhân do lượng cầu về đất nền luôn cao tại các địa phương nhưng hiện tại nguồn cung từ các bên chính thống lại vô cùng khan hiếm, các bên đầu tư sẽ lợi dụng cơ hội này để lôi kéo khách hàng từ việc phân lô tại những nơi không đúng quy định, thị trường sẽ bị hỗn loạn.
Xu hướng mới nào cho người dân
Thị trường đất nền chở nên “chao đảo”, người dân bắt đầu tìm kiếm những thị trường mới có khả quan hơn. Và thị trường nhà phố đang được quan tâm đông đảo. Nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là nhà phố, luôn ở mức cao, đặc biệt tại các khu vực thành phố lớn. Việc sở hữu nhà phố mang đến nhiều tiện ích như: không gian sống hiện đại, tiện nghi đầy đủ, an ninh đảm bảo, vị trí thuận lợi.
Trước những khó khăn trong việc mua đất nền, nhà phố trở thành giải pháp thay thế phù hợp cho những ai có nhu cầu về nhà ở. Với nhiều mẫu mã, diện tích và giá cả đa dạng, người mua có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân.